Quy chế phối hợp nhà trường và Công đoàn

Thứ bảy - 30/01/2021 16:15
PHÒNG GD&ĐT TP VINH
TRƯ­ỜNG THCS HƯNG CHÍNH
 
 
 
 
           
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –  Hạnh phúc
 
 
 
 
             Hưng Chính, ngày 05 tháng 10 năm 2020
 
 
QUY CHẾ
 PHỐI HỢP GIỮA  HIỆU TRƯỞNG VÀ BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN
 NĂM HỌC  2020 - 2021
 
Căn cứ vào Thông tư liên tịch số 12/TT/LT của Bộ GD - ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam qui định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa các cấp chính quyền và công đoàn trong ngành giáo duc và đào tạo.
Căn cứ vào đặc điểm tình hình nhà trường, hiệu trưởng và Công đoàn thống nhất ban hành quy chế  phối hợp giữa Thủ trưởng cơ quan và ban chấp hành công đoàn năm học 2020 - 2021, cụ thể như sau:
I. Những quy định chung
            1. Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động, cùng với chính quyền chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; đại diện và tập hợp đoàn viên lao động tham gia quản lý cơ quan, phát huy quyền dân chủ, thực hiện nghĩa vụ của người CBCCVC, xây dựng đơn vị và tổ chức Công đoàn trong sạch, vững mạnh.
          2. Quan hệ giữa chính quyền với Công đoàn là quan hệ hợp tác, tôn trọng quyền độc lập của mỗi tổ chức. Hiệu trưởng khi thực hiện chức năng quản lý của mình có liên quan đến trách nhiệm, quyền và lợi ích của CB - GV - NV nhất thiết phải có sự phối hợp bàn bạc với BCH Công đoàn cơ sở.
            3. Hiệu trưởng khi xây dựng chương trình, kế hoạch từng tháng - Học kỳ - Năm học của đơn vị cần gửi trước văn bản dự thảo kế hoạch công tác cho BCH Công đoàn để nghiên cứu và chuẩn bị đóng góp ý kiến.
          4. Hiệu trưởng phối hợp với BCH Công đoàn mở hội nghị cán bộ công chức viên chức hàng năm vào đầu năm học cần phải đảm bảo quy trình tổ chức từ tổ chuyên môn trở lên; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị CBCC theo chức năng của mỗi tổ chức.
          5. Hiệu trưởng phối hợp với BCH Công đoàn chỉ đạo quá trình thực hiện dân chủ cơ sở, xây dựng quy chế dân chủ của đơn vị và phát huy ý thức trách nhiệm của từng thành viên trong đơn vị. Công khai việc bố trí sử dụng lao động, chọn (cử, bầu) tổ khối chuyên môn; thăm dò ý kiến bổ nhiệm CBQL theo quy định và hướng dẫn của cấp trên.
            6.  Chính quyền và Công đoàn có trách nhiệm phổ biến đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách của Nhà nước, của ngành đến từng cán bộ giáo viên, công nhân viên.
II. Nội dung phối hợp
1. Phối hợp thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
2. Phối hợp thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
3. Phối hợp tổ chức, quản lý thực hiện các phong trào thi đua.
4. Phối hợp trong việc chăm lo đời sống và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động.
5. Phối hợp để tạo điều kiện cho hoạt động của công đoàn.
III. Hình thức phối hợp
          1. Công đoàn được tham gia các cuộc họp giao ban định kỳ cùng với chính quyền, các hội nghị sơ kết, tổng kết.
          2. Hiệu trưởng được mời tham gia các hội nghị định kỳ của BCH Công đoàn để thông báo những chủ trương công tác lớn của ngành và góp ý kiến cho hoạt động Công đoàn.
          3. Hội nghị Liên tịch giữa Lãnh đạo nhà trường và BCH Công đoàn được tổ chức định kỳ 2 lần/ năm do Công đoàn chủ động chuẩn bị. Lãnh đạo nhà trường tổ chức nghe cán bộ phụ trách công tác Nữ công báo cáo tình hình hoạt động của nữ CBGVNV theo định kỳ 6 tháng một lần.
          4. Khi giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của CBGVNV thì hiệu trưởng phải bàn bạc, trao đổi với Công đoàn trước khi quyết định để đảm bảo các vấn đề giải quyết được dân chủ, công khai.
IV. Trách nhiệm của Hiệu trưởng
          1. Hiệu trưởng có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các phong trào thi đua của đơn vị phù hợp với yêu cầu của tình hình thực tế. Sau khi bàn bạc với Công đoàn, Hiệu trưởng quyết định mục tiêu, nội dung, chế độ khen thưởng và phối hợp với Công đoàn sơ kết, tổng kết, đánh giá phong trào thi đua, quyết định khen thưởng tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc.
          2. Vào đầu năm học tổ chức phát động và đăng ký thi đua tập thể và cá nhân thông qua Hội nghị CBCC.
          3. Hiệu trưởng phối hợp với BCH Công đoàn xây dựng quy hoạch cán bộ Công đoàn cùng với việc xây dựng quy hoạch cán bộ quản lý.
          4. Hiệu trưởng có trách nhiệm cung cấp các phương tiện làm việc tùy theo khả năng kinh phí của đơn vị hàng năm, hỗ trợ cho Công đoàn một số kinh phí cho hoạt động phong trào.
5. Cán bộ Công đoàn khi được Công đoàn cấp trên triệu tập dự hội nghị, hội thảo, tập huấn, đại hội….Hiệu trưởng phải tạo điều kiện sắp xếp bố trí thời gian và thanh toán công tác phí theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
 6. Chủ tịch Công đoàn nhà trường được dành một số thời gian để làm công tác Công đoàn.
V. Trách nhiệm của Công đoàn
          1. Công đoàn cơ sở có trách nhiệm vận động đoàn viên lao động đăng ký thi đua, tích cực hưởng ứng và tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua của đơn vị và của ngành.
          2.  Công đoàn được tham gia các hội đồng: Thi đua khen thưởng và kỷ luật, xét nâng bậc lương, hợp đồng lao động.
          3. BCH Công đoàn ra quyết định công nhận và trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Ban TTND theo hướng dẫn của thanh tra Nhà nước.
          4. Ban chấp hành Công đoàn có trách nhiệm động viên đoàn viên lao động tích cực tham gia các hoạt động VHVN - TDTT, kết hợp với hiệu trưởng tổ chức cho CBGV - CNV đi tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị bạn; tổ chức các hội thảo, chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức về văn hóa xã hội cho CBGV - CNV. Thăm hỏi, động viên đoàn viên lúc ốm đau, hoạn nạn.
          5. BCH Công đoàn triển khai các Nghị quyết, chủ trương của Công đoàn cấp trên; vân động đoàn viên lao động tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, tương thân tương ái và các cuộc vận động lớn của ngành.
          6. Định kỳ hàng năm Công đoàn tổ chức đối thoại giữa tập thể đoàn viên lao động với Hiệu trưởng, lấy ý kiến góp ý và đánh giá xếp loại Hiệu trưởng theo quy định.
VI. Tổ chức thực hiện
Quy chế này có hiệu lực từ ngày 05/10/2020, được phổ biến rộng rãi đến toàn thể CBGVNV và đăng tải trên trang thông tin điện tử của nhà trường. Chỉ có Hiệu trưởng và BCH Công đoàn trường mới có quyền điều chỉnh bổ sung những điều đã nêu trong quy chế này./
 
TM BCH CÔNG ĐOÀN
CHỦ TỊCH
 
 
 
 
 
Nguyễn Thị Hiền
TM. NHÀ TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
 
 
Nguyễn Thị Thục Phương
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Nguồn tin: Trường THCS HC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn cần  
/
 để chia sẽ thông tin,ý kiến ...

  LIÊN KẾT WEBSITE

 XEM NHIỀU NHẤT

  THỐNG KÊ

  • Đang truy cập3
  • Hôm nay96
  • Tháng hiện tại14,288
  • Tổng lượt truy cập2,518,174
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây